92% dân số Mỹ biết đến thương hiệu Apple, 94% dân số thế giới nhận ra logo của thương hiệu Coca – Cola và hơn 92% dân số thế giới có thể nhận ra thương hiệu Nike, đó là sức mạnh của nhận biết thương hiệu, vậy chính xác Brand Awareness có nghĩa là gì?
Trên thực tế thì không có nhiều người biết đến brand awareness. Nói đơn giản thì Brand Awareness ( nhận biết thương hiệu ) là nhận thức về thương hiệu, là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng mục tiêu đối với một sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu.
Mặc dù, Brand Awareness chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu nhưng đòi hỏi phải có sự am hiểu về khách hàng và chuẩn bị kĩ lưỡng mới có thể xây dựng một chiến dịch hiệu quả.
Ví dụ một cách dễ hiểu hơn, bạn đang muốn mua một chiếc xe máy, thì những thương hiệu xuất hiện trong đầu bạn ngay lập tức sẽ là Honda, Yamaha. Có nhiều hãng xe máy khác trên thị trường nhưng trong tâm trí bạn 3 giây đầu tiên thì lại nghĩ đến những thương hiệu trên. Như vậy, Honda, Yamaha đã xây dựng tốt về Brand Awareness.
Tầm quan trọng của Brand Awareness trong doanh nghiệp
Một doanh nghiệp làm tốt Brand Awareness trong lòng khách hàng thì sẽ tạo ra lợi thế trên thị trường. Khi khách hàng nhận biết và nhớ đến thương hiệu của bạn, họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn là của đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc xây dựng chiến dịch Brand Awareness còn giúp tăng giá trị và uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng
Các cấp độ nhận biết thương hiệu
Top – of – Mind Awareness: Thương hiệu nằm vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng
Khi khách hàng muốn lựa chọn mua một sản phẩm hay danh mục nào đó, trong đầu họ sẽ xuất hiện top 3 thương hiệu đầu tiên có sẵn trong trí nhớ của họ. Và thương hiệu xuất hiện đầu tiên sẽ luôn là thương hiệu thuận lợi nhất, tạo được ấn tượng với khách hàng và dĩ nhiên là có khả năng cao là người tiêu dùng sẽ lựa chọn để mua hàng.
Ví dụ: Khi nhắc đến giày thể thao, bạn sẽ nhớ đến thương hiệu Nike đầu tiên và là ưu tiên số 1 trong quá trình lựa chọn sản phẩm.
Brand Recall: Thương hiệu không cần nhắc cũng nhớ tới
Đây là những thương hiệu luôn có sẵn trong tâm trí khách nhưng không phải Top – of – Mind, những thương hiệu này có thể bạn đã nghe qua và ghi nhớ nhưng không phải lựa chọn hàng đầu của bạn.
Ví dụ: Ngoài Nike, bạn có bao giờ nghĩ đến các thương hiệu như Vans, Conserve hay Thượng Đình,..? Đó chính là các thương hiệu Brand Recall trong tâm trí bạn.
Brand Recognition: Thương hiệu cần phải nhắc mới nhớ tới
Đây là những thương hiệu chỉ được nhớ tới khi được cung cấp thông tin về thương hiệu. Ở giai đoạn này, khách hàng có thể biết được sự tồn tại của bạn trên thị trường và khi nhìn thấy sản phẩm của bạn họ có thể phân biệt được thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác, nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng để lựa chọn sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Khi nhìn thấy Logo của Puma, bạn mới nhớ tới thương hiệu này.
Unaware Of Brand: Thương hiệu không được nhận diện
Đây là những thương hiệu mà khách hàng không biết đến kể cả khi được gợi nhắc. Thuật ngữ này được sử dụng cho những người lần đầu tiên tiếp xúc với thương hiệu.
Brand Awareness
Hiểu về các khái niệm, đã cho bạn thấy được tầm quan trọng của Brand Awareness đối với một thương hiệu. Vậy, làm cách nào để doanh nghiệp tăng nhận biết thương hiệu của khách hàng? Hãy thử sử dụng các công cụ sau đây!
Customer Relations Management (CRM)
Phần mềm quản lý khách hàng là một công cụ hiệu quả trong quá trình xây dựng Brand Awareness nhằm lưu trữ lại các thông tin khách hàng, từ đó khi khởi động chiến dịch Brand Awareness của thương hiệu, bạn có thể sử dụng CRM như một công cụ để liên kết và truyền tải thông tin tới khách hàng mục tiêu.
Content Management Systems (CMS)
Content là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu, bạn phải hiểu được nội dung muốn truyền tải tới khách hàng là gì? Trong từng giai đoạn của chiến dịch, khách hàng sẽ cần những thông tin như thế nào? Vì vậy bạn cần phải sử dụng Content Management Systems (CMS) – một hệ thống giúp lên kế hoạch và quản lý bài đăng dễ dàng hơn. Việc có một lịch trình cụ thể về thời gian phát triển của chiến dịch sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tối ưu hoá các chỉ số.
Email Marketing
Email Marketing là một công cụ quen thuộc đối với các Marketers, công cụ này được dùng để giao tiếp với khách hàng, việc xuất hiện trong hộp thư của khách hàng cũng là một cách giúp gợi nhớ về thương hiệu.
Search Engine Optimization (SEO)
Bạn đã có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung muốn truyền tải tới khách hàng, vậy phải làm sao để khách hàng nhìn thấy nó? Đây là công việc của SEO, công cụ này giúp cho khách hàng tìm thấy thông tin của thương hiệu khi họ thực hiện hành động tìm kiếm trên Google, nghiên cứu từ khoá trong SEO cũng là một trong các cách tìm hiểu về Insight khách hàng, từ đó có thể sử dụng để tôi ưu hoá nội dung trong các bài đăng để đánh trúng tâm lý khách hàng.
Social Listening Tools
Social Listening Tools (lắng nghe mạng xã hội) là công cụ giúp các doanh nghiệp “theo dõi” được khách hàng đang nói gì về mình thông qua các topic, thông tin liên quan đến thương hiệu, ngành hàng, phản hồi (feedback) hoặc đề cập thương hiệu (brand mention). Qua đó có thể đo lường được mức độ nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng.
Analytics Tools
Bạn không thể thực hiện chiến dịch Brand Awareness nếu không thể đo lường các chỉ số. Analytics Tools sẽ là câu trả lời cho mức độ hiệu quả của một chiến dịch, các chỉ số hiển thị sẽ được báo cáo chính xác thông qua Analytics Tools giúpbạn chủ động hơn trong các giai đoạn tiếp theo của chiến dịch.
Surveys
Đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả của một chiến dịch, tuy nhiên thông tin giá trị nhất vẫn là những phản hồi chân thực tới từ những khách hàng mục tiêu thông qua những cuộc khảo sát, điểm bất lợi từ công cụ này chính là làm thế nào để khách hàng chịu bỏ thời gian và trả lời câu hỏi của thương hiệu? Chính vì vậy, công cụ này đòi hỏi sự linh hoạt và am hiểu về tâm lý khách hàng thì mới có thể sử dụng hiệu quả.
Advertising Tools
Đây chính là công cụ bắt buộc trong hầu hết các chiến dịch xây dựng Brand Awareness, Advertising Tools là một dạng quảng cáo từ khoá được sử dụng cho các phương tiện truyền thông như Facebook, Tiktok, Google,… Thông tin của thương hiệu sẽ được tiếp cận tới khách hàng mục tiêu thông qua việc mua các từ khoá và phân tích hành vi khách hàng. Ở công cụ này, việc thiết lập ngân sách và từ khoá chính là bước quyết định mức độ hiểu quả của quảng cáo.
Quả chuối giá gần 3 tỷ đồng bị ăn ngay tại triển lãm
Chỉ sau vài ngày triển lãm kể từ ngày 4-12, tác phẩm lạ lùng mang tên “Diễn viên hài” của nghệ sĩ người Ý Maurizio Cattelan đang trở nên vô cùng nổi tiếng vì tính đơn giản của nó mà mức định giá lại vô cùng ngất ngưỡng.
10 cách marketing doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách tối ưu
Khi ngân sách eo hẹp, tiếp thị trực tuyến có thể là chi phí đầu tiên bạn muốn cắt giảm. Hãy để tôi dừng suy nghĩ của bạn ngay tại đây. Trong khi các phương thức quảng cáo truyền thống tốn kém và khó đo lường, các doanh nghiệp nhỏ chưa bao giờ có quyền […]
DMAIC Landing page là gì ?
Trong tiếp thị kỹ thuật số, trang đích hay còn gòi lại Lead Page, landing page là một trang web độc lập, được tạo riêng cho chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo,
26 ý tưởng marketing 2020 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cho dù bạn đang trong quá trình ra mắt một doanh nghiệp mới hoặc đã có một doanh nghiệp, việc có sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ cho thương hiệu của bạn là vô cùng quan trọng
DMAIC trong marketing trực tuyến kiểu mới X2
X-DMAIC là 1 marketing agency với các giải pháp về cả marketing, content, landing page và thương hiệu áp dụng dmaic trong marketing(dmaic marketing)
Digital Marketing Agency
Hello ! I am X – Marketing Executive at X-DMAIC Creative Marketing. I am writing this to you with the purpose of introducing our digital marketing services which might be really useful. The X-DMAIC brings your firm into the digital world where you can achieve dynamic growth with the right strategy and managed budget. We […]